K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2023

cắt đề bài với cả thêm 1 câu là ra mà 

công nghệ ngày càng phát triển mọi người bị cuốn vào những ứng dụng mạng xã hội như facebook,tiktok,..công nghệ khiến các thành viên trong gia đình trở nên ''gần mà xa''. vậy mạng xã hội là gì và tại sao các thành viên trong gia đình trở nên như vậy

 sau đó thì giải thích r viết tiếp ( mở bài t toàn làm v )

Gợi ý

Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi: 

- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.  

- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên

- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ. 

=> Bài học do cá nhân bạn rút ra

1 tháng 5 2023

Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.

Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.

Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng

Đó bạn :))

1 tháng 5 2023

bạn mở bài cũng được đó

Mình khuyên mấy bạn nè:Em nghĩ rằng bức tranh này đã phác họa lên hình ảnh facebook đã gia tăng và đã làm mất bao nhiêu thời gian cho thế hệ học sinh ngày nay. Facebook tuy phát triển giúp cho nhu cầu giao tiếp của con người dễ dàng hơn ưng nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của con người và nhất là những thế hệ trẻ học sinh ngày nay. Tái hiện của bức ảnh, em thấy con người trong ảnh đã...
Đọc tiếp

Mình khuyên mấy bạn nè:

Em nghĩ rằng bức tranh này đã phác họa lên hình ảnh facebook đã gia tăng và đã làm mất bao nhiêu thời gian cho thế hệ học sinh ngày nay. Facebook tuy phát triển giúp cho nhu cầu giao tiếp của con người dễ dàng hơn ưng nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của con người và nhất là những thế hệ trẻ học sinh ngày nay. Tái hiện của bức ảnh, em thấy con người trong ảnh đã sống trong một thế giới ảo của facebook, luôn chăm chăm vào nó và nó đã làm mất bao nhiêu thời gian của người trong tranh.    

Facebook đã làm cho con người mê hoặc vào nó, họ quá coi trọng những người bạn ảo mà quên đi sự hiện diện của mọi người xung quanh mình. Thời mạng xã hội chưa phát triển, gia đình thường quây quân bên nhau, nói chuyện vui vẻ, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Còn bây giờ mỗi người một máy,sử dụng facebook đối với họ còn có sức hút hơn những người thân yêu, khiến cho tình cảm của những người trong gia đình không còn gắn bó. Họ chỉ là nhốt mình trong cuộc sống ảo của thế giới facebook và họ không biết rằng cuộc sống này đang còn nhiều điều hay và thú vị đang chờ họ khám phá .   Mạng xã hội , facebook là những trong mỗi vấn đề đáng lo ngại  đang cướp mất đi tình cảm giữa người với người, giảm tương tác giữa người thân của mình và những người xung quanh. Dần dần mối quan hệ sẽ bị mờ nhạt không còn thân thiết. Và em sợ một ngày nào đó việc nghiện mạng xã hội sẽ lấn át đi sự tương tác, trao đổi giữa con người với nhau. Face book sẽ là mối ngăn chạn lớn cho những thế hệ học sinh mai sau .   

Để tránh nghiện facebook, chúng ta nên giảm bớt, kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện thoại và hãy  thiết lập các kế hoạch, mục tiêu hoạt động trong ngày, ưu tiên các công việc chính như học tập, công tác, chăm sóc bản thân, tập thể dục, đặc biệc là vào buổi sáng. Những thời gian thường sử dụng mạng xã hội, làm một công việc khác tích cực hơn thay thế. Dành nhiều thời gian cho người xung quanh, tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện trực tiếp với mọi người và người thân thay vì sử dụng mạng xã hội , facebook để trò truyện.Cuộc sống này luôn dang tay đón chào chúng ta tận hưởng những vẻ đẹp mới để cho chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook , mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau ?

Các bạn hãy chung tay góp sức, tuy mình là một người công dân nhỏ bé  nhưng bạn có thể tuyên truyền với mọi người tác hại xấu của facebook sẽ làm cho con người ảnh hưởng thế nào và hãy nói ràng : "Ở trong cuộc sống này đang có nhiều điều cần chúng ta khám phá, vậy nên hãy thoát  những thế giới ảo của facebook để chúng ta có thể tận hưởng cuộc đời trọn vẹn và vui tươi " .

 

Chú ý hơn nhé, đừng chs nhìu quá!

Khuyên tí thôi đừng ném gạch!

4

hí lu bn chủ tus cute phô mai que ~ 

thanks vì đã nhắc và khuyên bn tớ như v nhưng bn oy 

đây là chỗ hok ( not_pải_fb_ạ ) 

thik thỳ bn lên face mak khuyên 

Nếu bn cảm thấy phiền thỳ I am sorry nhá ! ( ko cố ý muốn mắng bn chỉ tại bn wa đà wa bn ạ ) 

thik thỳ kb ko thik thỳ thui khỏi ( thật lòng khuyên bn đừng nên spam như v ) 

#ri'ss

7 tháng 2 2019

mk ko phải cute phô mai que ok

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
7 tháng 9 2021

Cô ơi em muốn xóa hết bài viết của mình làm thê nào cô ơi

7 tháng 9 2021

e thưa cô bn này ko trl cứ nói những từ như này vô đây mong CTV và GV xử lí ạ

18 tháng 2 2017

Đáp án B

24 tháng 7 2018

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. 

Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. 

Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. 

Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. 

Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. 

Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

4 tháng 3 2023

Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”.

Con người là “một cây sậy có tư tưởng, có trí thức” nên có thể phát minh ra được những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống của mình. Nhưng với sự lạm dụng và phụ thuộc khiến con người lệ thuộc vào nó và thậm chí nghĩ rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi công nghệ. Đó là điều chúng ta phải suy nghĩ cho tương lai của con người qua câu nói sau: “Con người đang từng ngày thay đổi công nghệ, nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi con người”

Con người tạo ra công nghệ và đổi mới chúng không ngừng. Vậy “công nghệ” ở đây là gì? Nếu nói ra một đích danh cụ thể, người ta sẽ bảo rằng công nghệ là những máy móc tiên tiến, giới trẻ sẽ nói rằng nó chính là Facebook. Vậy thật ra công nghệ là gì? Công nghệ là toàn bộ những máy móc, phần mềm tiên tiến có chức năng hỗ trợ, cải thiện đời sống con người, giảm bớt việc nặng nhọc và rút ngắn thời gian làm việc của con người mà vẫn đem lại hiệu quả, chất lượng cho công việc. “Nhưng chính công nghệ đang thay đổi cuộc sống con người” là câu nói khiến ta suy ngẫm nhất. “Sự thay đổi” có lẽ sẽ nói về mặt lợi và hại, sự tích cực và tiêu cực đối với đời sống con người. Nếu hình tượng hóa ta sẽ nghĩ công nghệ chính là con dao hai lưỡi.

 

Câu nói đề cao trí tuệ, sự sáng tạo của con người, nhưng đồng thời cũng thức tỉnh con người về sự tiêu cực, để con người không bị ngã xuống hố sâu do chính mình tạo ra, rất đau đớn! Bằng sự thông minh, tìm tòi, con người đã sáng tạo ra các máy móc tiên tiến, phần mềm thông minh để hỗ trợ công việc và giản trí của con người. Nhưng công nghệ càng tiên tiến con người sẽ trở nên lệ thuộc vào công nghệ. Đó là hệ quả của việc sử dụng công nghệ.

Nói về sự “thay đổi”, đương nhiên chúng ta không nên chỉ chăm chăm nhìn vào sự đe dọa, sự tiêu cực của công nghệ đối với con người. Bởi có khi công nghệ có lợi con người mới tạo ra nó, biến nó trở thành một công cụ có ích cho mình. Công nghệ biến những điều trước đây không thể thành có thể, kết nối con người dù cách nửa vòng trái đất, gắn nối tất cả niềm tự hào trên thế giới. Nó biến những công việc nặng nề thành việc bấm nút và lướt quét nhẹ nhàng, khi đó con người có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.

Nhưng nếu cứ khăng khăng, một mực công nghệ chỉ có lợi, con người sẽ thật sự sa lầy và lệ thuộc vào công nghệ. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao công nghệ sẽ biến ta thành “nô lệ”, là người phụ thuộc vào nó?”. Bởi sự tiên tiến của công nghệ khiến ta trở nên thụ động, những gì trước đây chúng ta làm bây giờ đều được công nghệ thay thế. Khiến “một cây sậy tư tưởng” phải lười suy nghĩ, đây là điều đáng sợ nhất khi bị công nghệ chi phối.

 

Facebook là một phần của công nghệ, nó trở thành “một loại thức ăn” không thể thiếu trong khẩu phần sống của con người hiện nay. Không chỉ là thế hệ thanh niên, giới trẻ mà những người lớn tuổi, bậc cha chú cũng đang hết sức “quan tâm” vào nó, hơn là quan tâm vào những cuộc trò chuyện như trước đây. Những phút giây vui vẻ, sum vầy bên gia đình, những lời tán gẫu đã thực sự vơi dần, khi giờ đây ở nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh con người chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Những cuộc họp lớp đầy nhạt nhẽo, những bữa cơm và ngày chủ nhật đầy thờ ơ khi có mặt của điện thoại. Đây là vấn nạn mà hầu hết chúng ta đều mắc phải.

Tự bản thân mình suy xét, tôi thấy mình dường như quên lãng đi phút giây trò chuyện cùng ba mẹ, quên đi lời cười đùa cùng bạn bè, quên đi những trò chơi ngu ngốc nhưng đầy thú vị. Tôi hiện nay chỉ biết nhìn vào status – dòng tâm trạng của bạn bè trên Facebook mà like – yêu thích và share – chia sẻ, là những thuật ngữ gần như quen thuộc với hầu hết mọi người, “chúi đầu” vào những trò chơi điện tử phức tạp mà quay lưng với ấm áp thường ngày. Câu nói là hồi chương thức tỉnh bản thân tôi, cũng là bài học quý giá mà bản thân sẽ không bao giờ quên.

 

Công nghệ là con dao hai lưỡi. Nói cách khác, công nghệ là điều tuyệt vời nhất, cũng là điều đáng sợ nhất. Nó khiến tôi lo sợ khi công nghệ đã biến bản thân thành một người bất hiếu, một người em thờ ơ và một người bạn vô tâm. Biết đâu khi đôi hoàn toàn mất đi ý thức của bản thân, tương lai tôi sẽ trở thành một người mẹ không quan tâm con, một người đồng nghiệp chỉ biết đến lợi ích riêng của mình và trở thành một công dân vô tâm, thờ ơ trước mọi sự chuyển biến của xã hội. Đó là điều tôi lo sợ nhất! Thật khủng khiếp, nếu điều đó xảy ra trong chính cuộc đời của tôi và mọi người xung quanh.

Công nghệ khiến chúng ta thông minh khi tạo ra nó, cũng khiến chúng ta phải khôn ngoan khi sử dụng nó. Sự chừng mực và điều tiết trong việc sử dụng công nghệ là điều cần thiết, nhưng trước hết chúng ta phải thay đổi về nhận thức. Khi nhận thức đúng thì chúng ta mới có thể hành động đúng. Quan tâm đến gia đình, chia sẻ vui buồn với bạn bè một cách thực sự, mà không cần thông qua một thế giới ảo nào. Đó là điều mà bản thân tôi đang hướng tới. Hãy bỏ điện thoại vào một nơi sâu thẳm nhất trong góc phòng, hướng mắt nhìn lên, chúng ta sẽ thấy sự ấm áp của tình người và bên trong chúng trước khi chúng mất đi.

 

Câu nói đã thức tỉnh chúng ta về sự cần thiết của công nghệ và sự khôn ngoan khi sử dụng, để không phụ thuộc vào chúng. Hãy luôn nhớ rằng, công nghệ mất đi không đáng sợ bằng sự biến mất của tình người và trí tuệ, ý thức của con người. Công nghệ được tạo ra bởi con người, nhưng nó sẽ “hủy diệt” chúng ta bằng sự lệ thuộc và thiếu khôn ngoan con người. Hãy thật khôn ngoan khi sử dụng công nghệ.

1 tháng 3 2018

Đáp án: D